Quy định mới từ tháng 1/2025 người dân đi xe máy vi phạm lỗi này sẽ bị CSGT tạm giữ, tịch thu xe máy

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ra đời đã xiết chặt hơn những quy định khi tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức người dân khi đi đường. Xe máy hiện nay vẫn là phương tiện di chuyển phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhiều hành vi bị xử phạt trong Nghị định 168 nặng hơn so với Nghị định 100 trước đây. Nhiều người quan tâm tới những trường hợp bị tạm giữ và tịch thu xe máy.

12 lỗi vi phạm bị tịch thu xe máy

12 lỗi vi phạm bị tịch thu xe máy

Các trường hợp bị tịch thu xe

Điều 7 Quy định những 7 trường hợp có hành vi vi phạm do người điều khiển xe sẽ dẫn tới tịch thu xe gồm:

–  Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

–  Dùng chân điều khiển xe;

– Ngồi về một bên điều khiển xe;

– Nằm trên yên xe điều khiển xe;

–  Thay người điều khiển khi xe đang chạy;

– Quay người về phía sau để điều khiển xe;

–  Bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ;

Khoản 4 Điều 14 quy định lỗi dùng xe không đảm bảo điều kiện nên sẽ bị tịch thu xe:

– Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông;

Điểm b Khoản 5 Điều 14 quy định tịch thu xe trong trường hợp xe không đảm bảo điều kiện tham gia giao thông liên quan tới đăng ký xe:

– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này trong trường hợp không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

(Nội dung điểm a, b khoản 2 là: 

a) Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;

b) Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) bị tẩy xóa; sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;)

Những trường hợp bị tạm giữ xe

Điều 48 của Nghị định 168 quy định về tạm giữ xe như sau: 

Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;

b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;

c) Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;

d) Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản 5 Điều 9;

đ) Khoản 10 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện); điểm a khoản 14 (trong trường hợp người vi phạm là người điều khiển phương tiện) Điều 12;

e) Điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 8; khoản 9 Điều 13;

g) Điểm a, điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; khoản 4 Điều 14;

h) Điểm a, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều 16;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 18;

k) Khoản 2 Điều 19;

l) Điểm b, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 8; điểm b, điểm đ khoản 9; khoản 10; điểm a khoản 11; điểm a, điểm b, điểm d khoản 12; điểm d khoản 13; điểm i khoản 14; điểm c khoản 16; khoản 17 Điều 32;

m) Điểm b khoản 5 Điều 34;

n) Khoản 3 Điều 35;

o) Các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này thuộc trường hợp thật cần thiết cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Nhiều trường hợp bị tạm giữ xe

Nhiều trường hợp bị tạm giữ xe

Như vậy đối với xe máy thì các trường hợp sau có thể sẽ bị CSGT tạm giữ xe:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

–  Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;

– Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;

–  Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy hoặc điều khiển xe ô tô, điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW trở lên;

-Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực, giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

+ Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển;

+  Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe).

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

+ Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực;

+Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển;

+ Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe).

– Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).