Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản ‘Cha tôi, người ở lại’

Tôi có theo dõi phản hồi của khán giả và rất vui khi khán giả đồng cảm với nhân vật Việt. Tôi cảm nhận đây chính là thành công bước đầu trên con đường diễn xuất của mình.

Ngay từ đầu, tôi đã biết vai Việt là một thử thách rất lớn. Như chị và khán giả theo dõi phim đều thấy Việt luôn tỏ ra vui vẻ như thể không có chuyện gì, nhưng sâu thẳm bên trong, cậu ấy lại âm thầm chịu đựng để mọi người trong gia đình không phải phiền lòng.

Ban đầu, tôi khá áp lực khi biết mình trúng vai này, nhưng thay vì lo lắng, tôi xem đó là một cơ hội lớn. Sau khi trao đổi với đạo diễn – NSƯT Vũ Trường Khoa và làm việc với ekip, tôi đã chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng để có thể đối mặt với những phân đoạn khó. Nhờ vậy, tôi dần thoát khỏi cảm giác áp lực và có thể tập trung hoàn toàn cho vai diễn Việt.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 2.

Đúng vậy. Trong quá trình quay, trái ngược với sự lo lắng ban đầu, tôi lại cảm thấy vô cùng hào hứng khi được thử thách bản thân. Sự kết nối giữa tôi, đạo diễn và các bạn diễn mang đến cảm giác thoải mái, tự nhiên, giúp tôi thể hiện trọn vẹn nhân vật Việt.

Cách làm việc của đạo diễn Vũ Trường Khoa thường không áp đặt hay yêu cầu cứng nhắc cảnh nào phải khóc, ánh mắt phải thế nào. Thay vào đó, chú chỉ hướng dẫn về cảm xúc, còn cách thể hiện là do diễn viên quyết định. Nhờ vậy, tôi có thể nhập vai một cách tự nhiên nhất, không bị gò bó hay dập khuôn theo bản gốc.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 3.

Mỗi diễn viên đều có bí quyết riêng để chinh phục những phân cảnh khó. Bí quyết của tôi là giữ sự thoải mái khi ra hiện trường. Nhưng trước đó, khi ở nhà, tôi luôn phân tích nhân vật cực kỳ kỹ lưỡng. Tôi hay tưởng tượng trước, phác họa lại nhân vật trong từng phân cảnh. Trong công việc, tôi luôn có sự cầu toàn vì tin rằng khi chuẩn bị kỹ càng, rủi ro sẽ giảm đi. Trước khi quay, tôi cũng hỏi đạo diễn để chắc chắn về cảm xúc của cảnh đó, sau đó tự hình dung lại lần nữa và vào diễn. Khi nhập vai, tôi cũng cố gắng thoải mái, bớt tính toán hơn để giữ cho diễn xuất tự nhiên nhất có thể.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 4.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 5.

Thực ra Cha tôi, người ở lại không phải bộ phim đầu tiên tôi có cảnh khóc. Một số vai diễn của tôi trước đây cũng đều nặng về cảm xúc, nhưng thường tôi chỉ khóc được một lần. Đến lần quay thứ hai, cảm xúc dần vơi đi. Tuy nhiên, thú thật với chị, với nhân vật Việt, tôi không dám đọc kịch bản quá 3 lần, vì mỗi lần đọc là một lần khóc. Tôi sợ nếu đọc quá nhiều, khóc quá nhiều, khi ra hiện trường sẽ bị chai cảm xúc.

Điều giúp tôi có thể nhập tâm hoàn toàn là vì không có sự gò bó hay tính toán cứng nhắc về việc khóc ở đâu, đoạn nào, mà cảm xúc đến rất tự nhiên. Ngay khoảnh khắc đó, tôi thực sự cảm thấy mình đang phải chia tay bố thật.

Trước đây, tôi vẫn bị áp lực, bị gồng cứng, mà chỉ cần gồng một chút thôi là cảm xúc đã không thể trọn vẹn. Nhưng lần này, tôi được thả lỏng, được đặt mình vào không gian của nhân vật, kết nối sâu sắc với bạn diễn, chính điều đó đã khiến cảm xúc đến rất thật.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 6.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 7.

Ngay từ khi nhận vai, tôi đã ý thức được rằng ngoài mối quan hệ giữa ba anh em, Việt phải có sự kết nối đặc biệt với người bố nuôi (NSƯT Thái Sơn thủ vai). Vì vậy, trước khi bước vào những cảnh quay đầu tiên, tôi đã chủ động nhắn tin cho anh Thái Sơn để hai “bố con” gặp gỡ và làm quen trước khi quay. Tôi cảm thấy may mắn khi anh Thái Sơn đã tạo ra một sự kết nối ngay từ những lần gặp đầu tiên.

Ở ngoài, hai “bố con” cứ trò chuyện, thủ thỉ với nhau, rồi dần trở nên thân thiết lúc nào không hay. Đến mức khi ăn cơm cùng đoàn phim, mọi người trong gia đình 5 người cũng tự nhiên gắp thức ăn cho nhau, hiểu rõ sở thích của từng người. Những khoảnh khắc giản dị đó đã giúp chúng tôi xây dựng được mối quan hệ chân thật, từ đó tạo nên cảm xúc tự nhiên hơn trong từng cảnh quay.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 8.

Anh Thái Sơn cũng là người truyền đạt cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong một số phân đoạn, anh luôn quan sát và góp ý tinh tế: “Con thể hiện như vậy đã tốt rồi, nhưng thử thêm một chút cảm xúc vào đây xem sao?”. Những lời nhắn nhủ ấy đã giúp tôi hoàn thiện vai diễn, khiến nhân vật trở nên sống động hơn rất nhiều.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 9.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 10.

Hai bạn diễn của tôi đều là những người có thực lực, biết cách đẩy cảm xúc cho nhau và hỗ trợ nhau trong diễn xuất. Chúng tôi phối hợp khá ăn ý.

Một điều thú vị, ở ngoài đời, tôi lại có tính cách khá giống nhân vật Nguyên do anh Trần Nghĩa thủ vai, còn anh Trần Nghĩa lại có nét như Việt. Vì vậy, khi vào vai, anh ấy phải tiết chế năng lượng, ngược lại, tôi lại phải đẩy sự năng động của mình lên để phù hợp với nhân vật.

Bộ phim này đã mang đến cho tôi thêm một gia đình. Ngoài đời, tôi vẫn gọi NSƯT Thái Sơn là bố và vẫn coi Ngọc Huyền như em gái dù chị ấy lớn hơn tôi 3 tuổi.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 11.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 12.

Ban đầu, cảnh Việt chơi đàn nguyệt không có trong kịch bản. Tuy nhiên tôi chợt nảy ra ý tưởng và đề xuất với đạo diễn về việc để tôi chơi đàn. Tôi nghĩ điều này không chỉ giúp kịch bản chặt chẽ hơn, mà còn khai thác sâu hơn tình cảm giữa hai bố con. Nhân vật bố Bình trong phim là một nghệ sĩ chèo, Việt là con nuôi từ nhỏ, nhân vật của tôi chắc chắn phải thấm nhuần những làn điệu ấy. Dù không biết hát, ít nhất cũng phải biết đàn. Khi nghe đề xuất này, đạo diễn Vũ Trường Khoa rất hào hứng và đồng ý ngay.

Thế nhưng, lúc đó tôi cũng hơi… liều. Tôi có tìm hiểu qua nhưng hoàn toàn chưa biết chơi đàn nguyệt. Chỉ đến khi bắt tay vào tập, tôi mới vỡ lẽ: chơi một bài đơn thì dễ, nhưng để đệm đàn cho người khác hát lại đòi hỏi kỹ năng rất cao. Chính NSƯT Thái Sơn đã giới thiệu tôi đến Nhà hát Chèo Việt Nam để học đàn từ các nghệ nhân.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 13.

Tôi đã kiên trì và quyết tâm tập đàn trong suốt hai tháng. Nhiều người nghĩ cảnh này có thể chỉ là ghép nhạc, nhưng thực tế, tôi chơi đàn thật hoàn toàn.

Ra đến hiện trường, cái khó càng được đẩy lên cao độ. Tôi không chỉ đơn thuần đánh đàn mà còn phải vừa khóc, vừa thể hiện nội tâm qua từng giai điệu. Trước khi quay, tôi đã được đạo diễn yêu cầu đánh đàn và cảm nhận phím một cách vô thức. Bởi, đây không phải một buổi biểu diễn mà là khoảnh khắc giải tỏa cảm xúc của hai bố con. Chính sự tự nhiên ấy đã tạo nên một khoảnh khắc chân thực, khi hai bố con không còn lời nào để nói mà chỉ có tiếng đàn kết nối họ với nhau và với khán giả.

Dù chưa thể gọi là hoàn hảo, nhưng khi thấy phân đoạn này chạm đến trái tim khán giả, đó là một niềm vui lớn đối với tôi.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 14.

Ban đầu tôi chỉ học đàn để phục vụ cho vai diễn, nhưng quá trình luyện tập hàng ngày đã khiến âm nhạc thấm sâu vào tôi lúc nào không hay. Giờ đây, hầu như ngày nào tôi cũng chơi đàn, thậm chí còn hòa tấu cùng các nhạc cụ khác. Hơn cả một kỹ năng diễn xuất, tôi dần coi đây là niềm đam mê thực sự, là tình yêu dành cho âm nhạc và văn hóa dân tộc.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 15.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 16.

Đạo diễn và ekip đã tính toán rất kỹ về tạo hình cho Việt. Sang giai đoạn sau, tạo hình của nhân vật sẽ thay đổi rõ rệt, trưởng thành hơn. Về xây dựng nhân vật, tôi không dập khuôn theo bất kỳ hình mẫu nam thần nào. Tôi muốn nhân vật trông thật “đời”. Vì vậy, ekip đã hóa trang để làn da Việt tối màu hơn, kiểu tóc cũng chỉ cần gọn gàng chứ không quá chải chuốt.

Mục tiêu là khiến khán giả tin rằng đây là Việt sau 6 năm lưu lạc ở châu Âu, trải qua cuộc sống khó khăn khiến nhân vật trở nên hốc hác, từng trải hơn, không còn vẻ trắng trẻo như trước. Trang phục của Việt cũng không quá chỉn chu như Nguyên mà sẽ thoải mái, phóng khoáng hơn.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 17.

Đạo diễn và ekip đã tính toán rất kỹ về tạo hình cho Việt. Sang giai đoạn sau, tạo hình của nhân vật sẽ thay đổi rõ rệt, trưởng thành hơn. Về xây dựng nhân vật, tôi không dập khuôn theo bất kỳ hình mẫu nam thần nào. Tôi muốn nhân vật trông thật “đời”. Vì vậy, ekip đã hóa trang để làn da Việt tối màu hơn, kiểu tóc cũng chỉ cần gọn gàng chứ không quá chải chuốt.

Mục tiêu là khiến khán giả tin rằng đây là Việt sau 6 năm lưu lạc ở châu Âu, trải qua cuộc sống khó khăn khiến nhân vật trở nên hốc hác, từng trải hơn, không còn vẻ trắng trẻo như trước. Trang phục của Việt cũng không quá chỉn chu như Nguyên mà sẽ thoải mái, phóng khoáng hơn.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 18.
Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 19.

Tôi chưa từng thấy một kịch bản nào có thể đẩy tâm lý nhân vật lên xuống, thay đổi cảm xúc mấy lần chỉ trong một phân đoạn như vậy. Nếu câu chuyện của Nguyên và An vẫn nhẹ nhàng, mang màu sắc thanh xuân, thì với Việt, đó lại là những màn đấu tranh tâm lý vô cùng khốc liệt. Bởi vì câu chuyện của Việt chưa hề được giải quyết. Khi Việt đồng ý đi du học, đó mới chỉ là khởi đầu. Hành trình du học ra sao, vì sao khi trở về lại bết bát đến vậy, phải nén chịu như thế nào, rồi hành trình đi tìm lại mẹ… Tất cả đều là những thử thách khắc nghiệt với nhân vật này.

Chính vì vậy, ở phần tiếp theo của bộ phim, tôi buộc phải nỗ lực nhiều hơn, tập trung thể hiện tâm lý nhân vật sâu sắc hơn. Tâm lý của Việt sẽ không còn được thể hiện qua đàn hát như trước, mà thay vào đó là những cuộc đấu tranh nội tâm đầy giằng xé.

Thái Vũ: Tôi đồng cảm với Việt từ những trang đầu kịch bản Cha tôi, người ở lại - Ảnh 20.

Đinh Hương

Tú Anh